Cecilie Manz- Nhà thiết kế nội thất của năm 2018

Ngày đăng: 10:12 AM, 08/05/2021 - Lượt xem: 1.3k

Maison&Objet là một trong những hội chợ thương mại và triển lãm nội thất đẳng cấp được tổ chức tại Paris được miêu tả là “một trong ba sự kiện về thiết kế nội thất quan trọng nhất châu Âu…một bộ sưu tập khổng lồ đặc sắc về sự đổi mới…
 

 

 

Maison&Objet là một trong những hội chợ thương mại và triển lãm nội thất đẳng cấp được tổ chức tại Paris được miêu tả là “một trong ba sự kiện về thiết kế nội thất quan trọng nhất châu Âu…một bộ sưu tập khổng lồ đặc sắc về sự đổi mới… và khi các anh tài quy tụ cùng một chỗ”. Maison&Objet đã gọi tên một Scandinavian chính hiệu- Cecilie Manz trở thành nhà thiết kế nội thất của năm 2018, cô sẽ xuất hiện trên ấn bản đầu năm mới của Maison&Objet và sẽ trưng bày sản phẩm của mình tại hội chợ tháng Một.

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-1

 

 

Chân dung nhà thiết kế nội thất của năm 2018 do Mason&Objet vinh danh

 

Tiểu sử


Cecilie Manz (sinh năm 1972) là một nhà thiết kế công nghiệp nổi tiếng tại Đan Mạch, cô là một người phụ nữ đa tài trong các lĩnh vực thiết kế nội thất, thiết kế trang sức và điêu khắc, một trong những nhà thiết kế hàng đầu trong thế hệ cùng thời.


Cecilie tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch năm 1997, sau đó cô tiếp tục theo học Đại học Mỹ thuật và Thiết kế tại Helsinki, Phần Lan. Sau khi hoàn tất chương trình học, cô tự mình gây dựng studio Manz Lab tại Copenhagen và làm ra một số sản phẩm cho nhiều thương hiệu nội thất cao cấp.

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-2

 

 

 

Cecilie là nhà thiết kế ủng hộ chủ nghĩa "đơn giản nhưng ấm áp"

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-3

 

 

Những sản phẩm của cô đều  đem lại cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế

 

 


Suốt 2 thập kỷ trong nghề, Cecilie đã giành được rất nhiều giải thưởng danh giá và tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế. Và gần đây nhất là giải thưởng Nhà thiết kế nội thất của năm 2018 trao tặng bởi Maison&Objet. Người đại diện triển lãm cho biết “ Cô ấy bảo vệ phong cách thiết kế Scandinavian nhưng cũng thường xuyên bóp méo nó. Màu sắc là yếu tố cơ bản trong các sáng tạo của cô ấy, . thường sẽ có một bảng màu cụ thể được vạch ra ngay từ đầu của mỗi dự án, cô ấy thường kết hợp các sắc thái của màu xám với những màu sáng hơn, tuy giản dị nhưng rất ấm áp.”


Cecilie giải thích về các chi tiết trong các thiết kế của mình mà nếu chỉ liếc qua chúng ta không thể nào thấy được. Cô có những quan điểm riêng về thiết kế và công việc đủ thấy cô đam mê và yêu thích công việc này đến thế nào.

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-4

 

 

 

Cô thường xuyên kết hợp những sắc thái của màu xám với những màu sáng hơn

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-5

 


Đối với tôi, một sản phẩm coi là toàn vẹn nếu trong nó chứa đựng 90% là công dụng và 90% là tính thẩm mỹ


“Tôi luôn nghĩ có bao nhiêu thứ trên trái đất này đã sẵn sàng được sử dụng. Sẽ chẳng có ai cần tôi thiết kế thêm một chiếc đèn khác trong khi họ đã có. Nhưng vấn đề là tôi thích, tôi yêu việc thiết kế. Các sản phẩm của tôi phải luôn tạo được cảm giác “cần có chúng” đối với chính tôi hay cũng như những người sẽ sử dụng chúng.”


Để chắc chắn rằng mỗi sản phẩm được thiết kế ra không chỉ có vẻ ngoài mà còn hoạt động được, Cecilie luôn mang thiết kế mẫu theo bên mình và cách tốt nhất để đánh giá những sản phẩm này là tự mình trải nghiệm.Cô thiết kế mành, đồ nội thất, đồ thủy tinh hay đèn cho nhiều công ty nội thất Đan Mạch nổi tiếng như Muuto, Holmegaard, Georg Jensen Damask và Fritz Hansen,....


“Khi bạn muốn làm một thứ gì thì cũng đều bắt đầu từ đầu. Tôi xem mình có thể làm cho sản phẩm ấy hoạt động tốt đến thế nào nhưng đi cùng với đó là phải tạo được tính chất riêng biệt”.

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-6

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-7

 

 

Những chiếc Beolit 12 có hình dáng chiếc hộp có tất cả 5 màu cho bạn có thể lựa chọn

 


Điển hình là chiếc loa Beolit 12, cảm nhận được đâu đó phong cách thiết kế có phần hoài cổ và thậm chí là phảng phất tính cơ khí. Điểm đặc biệt là phần trên được lắp 1 sợi quai xách bằng da, đính vào 2 góc chéo nhau và tại vị trí lắp vào có logo B&O của Bang & Olufsen. Thoạt nhìn, với hình dáng vuông vức và cộng với sợi dây xách, chúng ta sẽ tưởng đây là một thùng đựng dụng cụ gì đó hay thậm chí là một chiếc túi xách lạ mắt của chị em phụ nữ nữa. Khi bắt tay thiết kế Beolit, trước hết cô tìm hiểu kĩ càng về công ty Bang & Olufsen sau đó nghĩ xem làm thế nào để tạo cho Beolit vừa mang tính hiện đại nhưng cũng lại vừa cổ điển. Tất cả những thông tin mà cô có là loa di động cho iPhone, iPad và máy tính còn những việc còn lại cô phải tự sáng tạo ra.


“B&O có những sản phẩm vô cùng chất lượng, tôi thích những sản phẩm làm từ nhôm của họ và nó cũng xuất hiện trong sản phẩm của tôi thiết kế, nhưng nó khá đắt vì vậy tôi đã dùng nhựa thay thế để làm thân chính cho Beolit. Chiếc khay ở phần trên là một đặc điểm khá mới mẻ, nó có thể dùng để đặt các thiết bị kết nối như Iphone, Ipad không bị rơi. Một điều đặc biệt nữa là thiết kế dây đeo bằng da, các bạn có thể nghĩ nó chỉ có chức năng thẩm mỹ, nhưng không, nó còn giúp giữ cho loa không bị lung lay khi mang theo, và thêm một điều nữa, chúng tôi vát tròn các cạnh để tránh có thể làm bạn bị thương khi bị va vào chân. Mỗi một sản phẩm thiết kế ra tôi luôn suy tính để cân bằng giữa yếu tố thẩm mỹ và chức năng.”

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-8

 

 

Một phiên bản "họ hàng" của Beolit 12 là Beoplay

 


Ngay khi bắt đầu, tôi biết rằng mình phải chịu trách nhiệm đến cùng


Trong quá trình đi học cô cũng đã tự làm một vài thiết kế cho riêng mình, và sau 6 tháng cố gắng học tập và làm việc tại Phần Lan, cô hiểu ra rằng mình cần phải làm chủ của chính mình mà không phải làm thuê cho một ai khác.


“Tất nhiên công việc là chẳng bao giờ dễ dàng cả. Phải mất vài năm để có thể thành lập được studio, vài năm để chờ điện thoại khách hàng và những câu từ chối thì nhiều không đếm xuể. Những năm đầu tôi sống nhờ vào tiền học bổng, tổ chức vài cuộc triển lãm và cũng thực hiện rất nhiều thiết kế không bao giờ được đưa vào sản xuất. nhưng rồi mọi chuyện cũng khác, mọi người gọi cho tôi và tôi cũng tìm được vài người cộng sự tuyệt vời.”

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-9

 

 

 

Đèn Mingus trắng, đen, xám có vẻ ngoài vô cùng đơn giản nhưng sang trọng

 

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-10

 

 

Airy Table cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự đơn giản

 

 


Và sau nhiều năm nỗ lực thì hiện tại, Cecilie bận rộn hơn với nhiều cuộc điện thoại khách hàng. Chiếc bàn Micado do cô thiết kế được đặt tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (MoMA), New York, một vài thiết kế khác trưng bày tại Bảo tàng thiết kế Đan Mạch, Copenhagen.


Văn phòng của cô lưu giữ những thứ vô cùng thú vị. Trên mỗi kệ trưng bày có những thứ chúng ta không thể tưởng tượng được, từ những thiết kế hoàn chỉnh, đẹp đẽ đến những miếng bìa cứng vô dụng chúng ta vứt đi thì tại đây nó lại được làm thành những chiếc hộp đựng máy tính đặc biệt. “Mỗi chất liệu đều có những tính chất riêng, mọi thứ xung quanh đều có thể truyền cảm hứng cho tôi. Tôi thích da, gỗ và đá hơn cả, chúng rất đặc biệt và thú vị”.


Trong quá trình sản xuất, Cecilie vẫn tham gia vào từng bước của sản phẩm. “Tôi cần biết từ những cái ốc vít hay dây điện nối với nhau thế nào, tôi luôn quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhất vì đó là những phần tạo nên thiết kế của tôi. Đó cũng là cách để tôi tiếp tục đam mê thiết kế”.

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-11

 

Có thể coi đây là "chiếc ghế yêu thương"

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-12

 

 

 

Ghế Miniscule nhỏ gọn, hiện đại phù hợp trong không gian quán cà phê, văn phòng

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-13

 

 

Những chiếc chai Minima có nắp ảo diệu

 

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-14

 

 

 

Spectra nhiều tầng ấn tượng được thiết kế theo màu của dải quang phổ 

 

 

Tính tò mò là động lực chính để tôi làm việc

 

 

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-15

 

 

                                                                             Không gian thư giãn thoải mái với các thiết kế theo phong cách Scandinavian của Cecilie Manz

 


Gần 20 năm trong nghề đã cho Cecilie thấy rằng mọi thứ đều cần thời gian, rất nhiều thời gian. Chẳng có gì lạ nếu một sản phẩm phải mất ba năm mới đưa được ra thị trường tính từ lúc hình thành ý tưởng. Thời gian cũng để cô ấy thấy dù là một nhà thiết kế cũng có tiếng tăm nhưng không nhất thiết bạn phải giàu. Và nó cũng chỉ rằng nếu bạn chẳng hứng thú hay tò mò với bất cứ thứ gì nữa thì bạn chẳng còn đam mê với công việc.


“Tôi thử tất cả mọi cách, tất cả vật liệu cho đến khi ra được một mẫu ưng ý nhất. Điều đó chỉ ra rằng tôi đang đi đúng hướng và công việc tiếp theo là chỉ cần tiếp tục cho dù mất bao lâu đi chăng nữa”.

 

cecilie-manz-nha-thiet-ke-noi-that-cua-nam-2018-16

 

Màu chủ đạo là trắng và đen, nội thất đơn giản nhưng phòng tắm này lại toát lên vẻ hiện đại, sang trọng 

Cách trang trí nhà theo phong cách tối giản

Cách trang trí nhà theo phong cách tối giản

10:12 AM, 08/05/2021
Cách trang trí nhà theo phong cách tối giản
Bí mật đằng sau những tủ quần áo đẹp và khoa học

Bí mật đằng sau những tủ quần áo đẹp và khoa học

10:12 AM, 08/05/2021
Phụ nữ, ai cũng có những lúc rối bời như thế, nhất là khi bạn có quá nhiều thứ phải lo, quá nhiều đồ đẹp mà thời gian thì hạn hẹp. Bạn tự hỏi “mình phải làm gì đây? đâu là lối thoát?”
Vật liệu lợp mái nào tốt nhất cho căn nhà của bạn?

Vật liệu lợp mái nào tốt nhất cho căn nhà của bạn?

10:12 AM, 08/05/2021
Vật liệu lợp mái nào tốt nhất cho căn nhà trong những ngày nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, có thể chịu được gió lốc, mưa giông thế nhưng luôn vững chải. Đặc biệt vật liệu này phải làm cho căn nhà luôn đẹp.
Ngôi nhà sinh học đầu tiên được xây dựng từ chất thải nông nghi

Ngôi nhà sinh học đầu tiên được xây dựng từ chất thải nông nghi

10:12 AM, 08/05/2021
Ngôi nhà sinh học đầu tiên được xây dựng từ chất thải nông nghi– Một nhóm các nhà sinh học cùng 40 đối tác, bao gồm Cty Thiết kế Een Tll Een, Cty Kiến trúc bền vững GXN, Cty Xử lý gỗ Kebony cùng Bộ Môi trường Đan Mạch đã xây dựng ngôi nhà sinh học đầu tiê